3 mũi tên Abenomics

Nếu là một người hay theo dõi thời sự từ Nhật Bản, bạn có thể đã nghe nói đến nhiều về cụm từ “Abenomics”

Abe là tên thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và nomics đại diện cho những chính sách kinh tế xã hội của Nhật Bản dưới thời của ông (Cách đặt tên tương tự như Reaganomics – chính sách kinh tế của Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của Hoa Kì ). Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cơ bản những gì Abenomics hướng đến.

Tại sao Abenomics ra đời ?

Thực trạng nền kinh tế Nhật Bản

Chi tiêu:

  • Tăng trưởng gần bằng 0 trong 20 năm qua
  • Chi tiêu tiêu dùng bị đình trệ do giảm phát
  • Hậu quả từ vụ động đất xảy ra hồi 2011 và những hệ quảcòn kéo dài đến năm 2012
  • Khoản nợ công lớn do lạm phát trong chi tiêu từ những năm 1990

Tiền tệ:

  • Giảm phát dài hạn
  • Đồng yen quá mạnh, ảnh hưởng tới xuất khẩu

Việc làm:

  • Tình trạng giảm lực lượng lao động trong dài hạn do tình trạng dân số Nhật Bản
  • Một số ngành có lao động giảm mạnh (như xây dựng)
  • Tỉ lệ lao động nữ giới thấp
  • Một lượng lớn (1/3 dân số) làm các công việc không chính thức với thu nhập và lợi ích thấp hơn

Abenomics được hi vọng sẽ là một bước đột phá trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhật Bản nhằm lấy lại vị thế của mình. Sau đây chúng ta sẽ xem xét đến những mục tiêu (mũi tên) của Abenomics

Mũi tên thứ nhất: Nới lỏng tiền tệ

Về cơ bản, Chính phủ Nhật Bản đang gây sức ép khiến Ngân hàng Trung ương phát hành nhiều hơn nữa tiền mặt ra thị trường.

Để thực hiện điều này, ông Haruhiko Kuroda đã được bổ nhiệm làm giám đốcNgân hàng Trung ương Nhật Bản. Ông là người có xu hướng nới lỏng tiền tệ hơn những người tiền nhiệm. Điều này có thể thấy rõ qua bảng saujapan-money-supply-m2

M2 bao gồm lượng tiền mặt có trên thị trường, tiền các ngân hàng thương mại gửi tại Ngân hàng TW và các khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn.

Một cách khác dễ hiểu hơn thì, giả sử với¥1000 bạn mua được 20 quả Táo. Nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ ra lệnh cho Ngân hàng TW xả tiền vào thị trường để bạn phải bỏ ra¥1500 để mua cũng 20 trái táo đó.

Về mặt lý thuyết, nó có 2 tác dụng:

  1. Giá táo sẽ tăng do bạn có nhiều tiền hơn để mua táo. Nói cách khác, đây là cách làm tăng giá cả hàng hóa trên thị trường. Lí do là vì nếu giá giảm, người dân có xu hướng tiết kiệm và đợi giá xuống nữa mới mua, và điều này ảnh hưởng tới tăng trưởng. Bằng cách tăng giá hàng hóa qua việc bơm cung tiền, nó sẽ khiến người dân ngừng tiết kiệm và thúc đẩy họ chi tiêu, qua đó nhằm giảm tình trạng giảm phát.
  2. Việc tăng cung tiền sẽ khiến sức mạnh của đồng Yen giảm, đồng nghĩa với việc giá xuất khẩu của hàng hóa Nhật Bản sang nước ngoài trở nên rẻ hơn, qua đó thúc đẩy xuất khẩu.

Mũi tên thứ 2:Làm mạnh hệ thống tài chính

Thuật ngữ này trong tiếng Nhật gọi là機動的 (きどうてき,kidouteki).

Điểm mấu chốt của nó là Chính phủ sẽ tăng cường chi tiêu nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản. Một báo cáo gần đây chỉ ra rằng chi tiêu chính phủ đã đạt kỉ lục trong vòng 2 năm qua. Những khoản chủ yếu của chi tiêu chính phủ là

  1. Trợ cấp, phúc lợi xã hội
  2. Trả nợ
  3. Chi tiêu công

abe

Cái đầu tiên nhằm đối phó với tình trạng dân số già của Nhật Bản, cái thứ 2 là do nợ của Nhật Bản đã lên rất cao (mặc dù có lãi suất thấp) và cái thứ 3 thì liên quan nhiều đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho Olypic Tokyo 2020.

Chính phủ Nhật Bản cũng không thể cùng lúc vung tiền mà không tìm nguồn thu mới, và điều này nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc thuế tiêu thụ của Nhật Bản sẽ tăng từ 8% lên mức 10% vào năm sau.

Mũi tên thứ 3: Chính sách kích thíchđầu tư tư nhân

Làm sao để khuyến khích đầu tư nhân, sau đây là 5 trong số những việc quan trọng mà chính quyền của Thủ tướng Abe đã thực hiện:

  1. Giảm2.4% Thuế hợp tác từ tháng 4 năm nay, nhằm tạo cơ hội để làm ăn tại Nhật Bản
  2. Tăng tỉ lệ lao động nữ giới: Không chỉ là nước có dân số già hóa và người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm mà tỉ lệ lao động nữ giới của Nhật Bản vào hàng thấp nhất thế giới, việc đưa thêm nhiều phụ nữ vào thị trường lao động sẽ giúp làm giảm phần nào gánh nặng lao động. Chính phủ sẽ phải ban hành các chính sách chăm sóc và quản lí trẻ em tốt hơn.
  3. Mở rộng cánh cửa cho người nước ngoài: Nhanh chóng cung cấp nơi ở cho những người nước ngoài “có trình độ cao”, mang nhiều người nước ngoài/ du học sinh/ nghiên cứu sinh đến với các trường Đại học của Nhật Bản qua chương trình G30, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều sinh viên Nhật Bản sang nước ngoài du học
  4. Cool Japan: Tăng cường xuất khẩu đồ ăn và các món đồ văn hóa Nhật Bản, tăng cường lượng du khách đến với Nhật Bản bằng cách giảm hạn chế Visa và mua sắm miễn thuế.
  5. Nới lỏng các điều kiện, rào cản: Đàm phán hiệp định TPP (Trans-Pacific Partnership), giảm các hàng rào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Nhật Bản, bãi bỏ một số quy định trong các ngành y tế, nông nghiệp,…

42567137

Một số chính sách đã được thực hiện và một số vẫn còn trong lộ trình. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng 2 mũi tên đầu tiên nhằm thúc đẩy kinh tế Nhật Bản trong ngắn hạn, trong khi đó mũi tên thứ 3 lại đảm bảo cho tình trạng kinh tế và tăng trưởng của Nhật Bản trong dài hạn, do đó cần thời gian để cho ta thấy kết quả.

Kết

Đã có rất nhiều những chỉ trích xung quanh những chính sách trên của thủ tướng Abe nhưng nhìn chung, Nhật Bản “được nhiều hơn là mất” nếu những chính sách này được áp dụng. Tuy vậy, những vấn đề như thay đổi địa vị của phụ nữ trong xã hội Nhật Bản hay giải quyết dân số già là không hề dễ dàng, đây là lúc thể hiện sự khôn khéo trong việc thực thi các chính sách của ông Abe. Abenomics đã gây được sự chú ý và được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều phản hồi tích cực, và chúng ta cùng đợi xem liệu kinh tế Nhật Bản có bước trở lại mạnh mẽ trong tương lai hay không…

;

Có thể bạn quan tâm

Tin khác