6 bước cần làm khi mua điện thoại smartphone cũ

Mua smartphone hay điện thoại cũ có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn tuy nhiên nó lại đòi hỏi người mua phải có một chút kiến thức về công nghệ cũng như tỉnh táo khi chọn mua.

1. Kiểm tra ốc vít

Đầu tiên người mua cần phải xem xét thiết bị này còn "zin" hay không. Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ. Người bán có thể nói rằng hàng của họ chưa bao giờ được tháo ra nhưng bạn vẫn phải cẩn thận kiểm tra từng chi tiết để xác minh điều này. Một trong những cách cơ bản nhất là kiểm tra độ sắc nét của ốc vít.

Xem ốc vít Xem ốc vít

Đối với những điện thoại có thể mở vỏ máy ở mặt sau ra thì bạn nên xem coi những chiếc ốc vít ở mặt này có sắc nét và có vết xước nào không.Nếu máy đã bị bung chắc chắn ốc trông sẽ cũ, bị sờn hay thậm chí là khó thấy được các cạnh ốc.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem tem dán trên thân máy có bị đè lên tem khác hay không. Thông thường các nhà phân phối chỉ dán một tem nhỏ lên ốc hoặc thân máy vì vậy những máy dán tem tất cả các ốc vít có thể chỉ là để nguỵ trang.

2. Kiểm tra số Imei

Kiểm tra số IMEI Kiểm tra số IMEI

IMEI là một trong những mã số quan trọng nhất của điện thoại, từ mã số này, bạn có thể biết được thiết bị của mình có nguồn gốc từ đâu và có đúng là hàng chính hãng hay không. Cách kiểm tra IMEI khá đơn giản, bạn chỉ cần vào ứng dụng quay số của điện thoại, nhập vào mã *#06* và một dãy số sẽ xuất hiện, với các con số này bạn có thể tham khảo bài viết: Kiểm tra thông tin bảo hành của một số hãngđể nắm rõ về thiết bị.

3. Kiểm tra màn hình cảm ứng

Sau khi đã xác minh được hai yếu tố quan trọng của điện thoại là nguồn gốc và mức độ "zin", tiếp đến bạn cần phải kiểm tra màn hình của máy. Cách kiểm tra màn hình cảm ứng khá đơn giản, bạn chỉ cần bật ứng dụng gọi điện, bấm tất cả các dãy số trên màn hình này và xem coi có vị trí nào bấm không ăn hay không, tiếp đến, bạn có thể xoay màn hình sang chế độ nằm ngang, vào ứng dụng viết tin nhắn, soạn một tin nhắn mới nhưng phải bấm hết mọi ký tự trên bàn phím ảo. Nếu cả hai thao tác này không có bất cứ vấn đề gì thì bạn có thể yên tâm với cảm ứng của màn hình.

Kiểm tra màn hình Kiểm tra màn hình

4. Kiểm tra khả năng nghe gọi

Tiếp đến là khả năng nghe gọi, bạn có thể thử gọi điện trong một vài phút với SIM một trong ba nhà mạng lớn ở Việt Nam. Cách làm này vừa có thể kiểm tra được chất lượng bắt sóng của thiết bị và cả loa trong của máy.

Thực hiện nghe gọi Thực hiện nghe gọi

5. Kiểm tra rung, kết nối

Bạn cũng có thể kiểm tra chế độ rung và loa ngoài khi nhận cuộc gọi và tin nhắn. Một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn. Sau đó, bạn có thể nhờ người bán bật chức năng Wifi và Bluetooth lên để tiến hành kết nối khoảng 30 phút xem coi chất lượng của các kết nối này có ổn định hay không.

Bật Wifi, Bluetooth Bật Wifi, Bluetooth

6. Sạc thử pin

Cuối cùng, bạn nên sạc thử pin trong khoảng 10 đến 15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì máy không còn tốt nữa. Kiểm tra chân đồng tiếp xúc pin, đa số pin “xịn” thì màu đồng này hơi mờ chứ không sáng bóng.

Sạc thử pin Sạc thử pin

Bạn cũng có thể áp dụng những cách trên với máy tính bảng nhưng đối với iPad, hay các máy tính bảng không hộ trợ nghe gọi bạn sẽ không phải kiểm tra bước 4.

;

Có thể bạn quan tâm

Tin khác