Đánh giá Xbox 360 Slim: Niềm hy vọng mới của Microsoft

Những nhận định về ưu nhược điểm của Xbox 360 Slim, phiên bản console mới nhất từ "người khổng lồ" Microsoft.

Xbox 360 bắt đầu được bán trên thị trường vào ngày 22 tháng 11 năm 2005 và là sự khởi nguồn cho cái gọi là cuộc chiến console thế hệ thứ bảy mà cho đến nay vẫn chưa có hồi kết. Từ thời điểm đó đến nay, Microsoft đã bán được hơn 40 triệu máy và con số này vẫn không ngừng tăng lên.
Mặt trước của Xbox 360 Slim đã được thu hẹp và giảm bớt khá nhiều chi thiết so với phiên bản thông thường.

Tuy nhiên trước sự bứt phá mạnh mẽ của đối thủ “không đội trời chung” Sony cùng cỗ máy PlayStation 3, Microsoft đã bắt buộc phải đưa ra những giải pháp cải thiện tình hình. Bên cạnh đó thì ngay bản thân chiếc máy Xbox 360 cũng còn khá nhiều lỗi khiến cho tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới phải chịu không ít chỉ trích.
Nút nguồn đặc trưng của máy Xbox trở nên sành điệu và nổi bật hơn nhờ chất liệu kim loại sáng.

Tại triển lãm E3 2010 diễn ra vào tháng sáu vừa qua, đúng như dự kiến của nhiều người, Xbox 360 Slim đã chính thức được giới thiệu cùng với rất nhiều cả tiến đáng chú ý mà trong đó đáng kể nhất là ổ cứng gắn trong đã được nâng dung lượng lên mức 250GB. Bên cạnh đó thì việc Xbox 360 Slim đã được tích hợp sẵn Wi-Fi cùng phần nào thỏa mãn sự chờ đợi.

Thiết kế

Xbox 360 Slim đã trở lại với màu đen truyền thống đã được Microsoft sử dụng đối với hệ máy Xbox Original trước đây. So với phiên bản cũ, Xbox 360 Slim có ít nút điều khiển hơn. Thay vào đó là cơ chế "chạm để điều khiển" có nghĩa là việc đóng hay mở khay đĩa được thực hiện qua những cú chạm nhẹ vào phần phía trước của khay đĩa.
Tất cả các cổng tín hiệu còn lại như HDMI, VGA, Ethernet... đều nằm ở phía mặt sau. Ngoài ra, máy còn được tích hợp thêm kết nối Wi-Fi chuẩn n.

Có lẽ do quá bị ám ảnh bởi hiện tượng “Vòng tròn tử thần” (Ring of Death) - lỗi phần cứng từng khiến Microsoft mất hơn 1 tỷ USD nên trong phiên bản Xbox 360 Slim lần này, một chiếc đèn xanh ở nút điều khiển đã được dùng để thay thế.
Các khe tản nhiệt còn được đặt ở phía mặt trên của máy. Thêm nữa, mặt dưới và mặt trên của Xbox 360 Slim đều mang một viền kim loại sáng bóng.

Phía bên phải của nút Power (điều khiển hệ thống) là 2 cổng USB, kế tiếp đó là nút điều khiển tay cầm. Nếu nhìn từ xa, thiết kế của Xbox 360 Slim hướng đến một khối thống nhất và đã từng có nhiều người “ví” chiếc máy chơi game này với một cục gạch.

Tính năng

Đúng như tuyên bố trước đây, Microsoft đã tiếp thu ý kiến của cộng đồng game thủ và qua đó đã đưa vào trong chiếc máy rất nhiều cải tiến đáng giá. Đáng chú ý nhất là ổ cứng gắn trong có dung lượng 250GB, rất thích hợp cho việc lưu trữ hình ảnh, âm thanh, phim… Bên cạnh đó thì Wi-Fi chuẩn N cùng với 5 cổng USB sẽ giúp việc giao tiếp với những thiết bị ngoại vi khác trở nên dễ dàng hơn. Xbox 360 Slim cũng đã tích hợp sẵn một cổng kết nối dành riêng cho Kinect, chiếc điều khiển cảm ứng được phát hành vào cuối năm nay.
Nếu như Xbox 360 thường có dáng vẻ mập ú thì phiên bản Slim này lại có ngoại hình mảnh mai nhưng không kém phần hầm hố với hai cạnh bên của máy là các khe tản nhiệt lớn. Mặt trước và mặt sau của máy không còn sở hữu các đường cong mềm mại nữa, thay vào đó là các cạnh vuông vắn tạo cảm giác chắc chắn, mạnh mẽ.

Xbox 360 Slim hỗ trợ hầu hết những cổng kết nối thông dụng hiện nay như HDMI, Component, VGA…điều này có nghĩa là cỗ máy chơi game này của Microsoft sẽ rất “thân thiện” với hầu hết những loại TV cũng như màn hình hiện tại trên thị trường.

Tuy vậy, chiếc máy này không phải là không có những khuyết điểm. Đáng kể nhất là việc ổ cứng 250GB của Xbox 360 Slim rất khó tháo lắp và thay thế. Điều này sẽ gây ra cản trở đối với người dùng nếu có nhu cầu nâng cấp dung lượng lưu trữ hoặc thay thế phụ kiện bị hỏng.

Ngoài ra thì việc Xbox 360 Slim không được trang bị ổ đĩa Blu-Ray cũng có thể coi là một bất lợi khi so với đối thủ cạnh tranh PS3 Slim.
Ổ cứng đi kèm với Xbox 360 đời mới có dung lượng lên tới 250 GB, gấp đôi dung lượng ở các mẫu Xbox 360 thường.

Bên trong hộp, người dùng sẽ tìm thấy một chiếc điều khiển không dây, 2 quả pin chuẩn AA, sạc điện và dây AV để kết nối với máy tính. Để có thể chơi game với độ phân giải cao, game thủ sẽ phải mua thêm dây cáp HDMI.

Quá trình hoạt động
Khe cắm ổ cứng tích hợp nằm ở phía cạnh trên.

Một trong những cải tiến đáng chú ý trên Xbox 360 Slim là việc chiếc máy này hoạt động rất “êm ái” so với phiên bản trước. Khi ở trạng thái chờ hoặc với những tác vụ nhẹ nhàng, Xbox 360 Slim hầu như không phát ra tiếng động. Còn ngay cả khi phải vận hành với những trò chơi “nặng” nhất thì tiếng động phát ra từ bộ vi xử lý của máy cũng là rất nhỏ. Điều này có được là nhờ Microsoft đã cải tiến hệ thống quạt làm mát cũng như bộ vi xử lý đồ họa GPU bên trong thân máy.

Xbox 360 Slim có đáng “đồng tiền bát gạo”?
Microsoft sẽ phát hành Xbox 360 Slim với mức giá 299 USD.

Như đã đề cập ở trước, Xbox 360 Slim sẽ là một cỗ máy chơi game tuyệt vời đối với những ai chưa từng sở hữu nó. Tuy nhiên đối với những game thủ đã quen thuộc với Xbox 360 phiên bản cũ thì cũng không cần thiết phải nâng cấp máy mới.

Ưu điểm: Thiết kể nhẹ, mỏng hơn tới 17% so với phiên bản Xbox 360 cũ. Hoạt động êm, không có tiếng ồn, cơ chế tản nhiệt được thiết kế hợp lý. Ổ cứng 250GB cho phép khả năng lưu trữ lớn, tích hợp Wi-Fi, có 5 cổng USB, hỗ trợ điều khiển cảm ứng Kinect.
Sau khi giới thiệu bộ phụ kiện điều khiển thông minh Xbox Kinect, Microsoft chính thức công bố mẫu Xbox 360 thế hệ mới

Nhược điểm: Ổ cứng vẫn khó thay thế, những nút mũi tên trên điều khiển vẫn không có cải tiến, rất khó điều khiển, bộ sản phẩm đi kèm không bao gồm game HD (độ phân giải cao).
Đúng với tên gọi Slim, chiếc Xbox 360 phiên bản mới có kiểu dáng gọn gàng hơn nhiều so với những mẫu console tiền nhiệm của Microsoft.

Tổng kết: Xbox 360 Slim đã cải thiện được rất nhiều nhược điểm có trong phiên bản trước. Đây hứa hẹn sẽ là một chiếc máy chơi game tuyệt vời đối với đa phần game thủ tuy nhiên đối với những người đã có sẵn trong nhà một chiếc Xbox 360 thì việc nâng cấp lên Xbox 360 Slim là hoàn toàn không cần thiết.;

Có thể bạn quan tâm

Tin khác