Có nên để chế độ Sleep cho máy tính trong nhiều giờ đồng hồ?

Trạng thái sleep của Windows giúp người dùng nhanh chóng khởi động lại máy, nhanh chóng trở lại công việc mà không tốn nhiều thời gian khởi động máy vì lúc này mọi dữ liệu trên máy tính sẽ được chuyển sang bộ nhớ tạm (RAM)

Trạng thái sleep của Windows giúp người dùng nhanh chóng khởi động lại máy, nhanh chóng trở lại công việc mà không tốn nhiều thời gian khởi động máy vì lúc này mọi dữ liệu trên máy tính sẽ được chuyển sang bộ nhớ tạm (RAM), nhưng khi tiếp tục công việc bạn phải nhấn nút công tắc nguồn, chứ chạm tay vào chuột hay bàn phím máy sẽ không hoạt động.

Theo ông Nguyễn Hải Thanh, phụ trách Phòng Kỹ thuật, Trung Tâm Thương Mại Dịch vụ Vi tính Phong Vũ, TPHCM thì: Sleep là chế độ cho máy nghỉ tạm thời. Bạn không nên sử dụng thường xuyên chế độ này vì bên cạnh việc giúp tiết kiệm năng lượng cho máy thì nó cũng ảnh hưởngpincủa máy.

Nếu bạn nghỉ máy trong 30 phút - 1 giờ đồng hồ thì mới nên sử dụng chế độ sleep cho máy, còn nếu để thời gian dài 2 - 3 giờ đồng hồ thì nên tắt máy hoặc chế độ ngủ đông.

Có nên để laptop Sleep nhiều giờ đồng hồ

Chế độ ngủ đông (Hibernation)

Nếu muốn cho laptop nghỉ trong thời gian dài thì bạn nên tắt máy hoặc để máy ở chế độ ngủ đông (Hibernation). Đây là một tính năng chủ yếu được thiết kế cho laptop tiết kiệm pin tốt hơn. Khi máy tính ngủ đông, tất cả những công việc hoặc thiết lập của bạn đang dở dang vốn được lưu và xử lí trên RAM sẽ được chuyển toàn bộ vào ổ cứng, sau đó tắt máy tính.

Windows 7 còn có chế độ chờ lai (hybrid standby). Ở chế độ này, dữ liệu trong RAM được ghi ra đĩa như chế độ ngủ đông, đồng thời trạng thái RAM vẫn giữ nguyên như chế độ chờ Stanby. Chế độ này tốn điện hơn chế độ ngủ đông (hibernate) và an toàn hơn chế độ chờ (stanby). Nếu bạn để lâu, hoặc hết pin, máy tính sẽ tự tắt. Khi bật máy trở lại, dữ liệu trong RAM sẽ được khôi phục lại từ đĩa cứng.

;

Có thể bạn quan tâm

Tin khác